Logo
Chia sẻ kinh nghiệm XNK
10.04.2023

Thủ Tục Nhập Khẩu Giày Bảo Hộ Lao Động (Giày Chống Đâm Thủng)

Công trường nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro về vấn đề an toàn lao động, do đó nếu không sử dụng những sản phẩm giày bảo hộ lao động chất lượng, đạt tiêu chuẩn, rất dễ dẫn đến những chấn thương điển hình như: dẫm phải vật sắc nhọn, va đập với vật cứng, bị vật nặng đè, nhiễm nước bẩn hóa chất, nước ăn chân, trượt, té ngã trong những môi trường ma sát kém,...Vậy cách làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Quy trình nhập khẩu ra sao? Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp về thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động (giày chống đâm thủng).

Vậy để làm thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng này cần những thủ tục gì? Hãy cùng Real Logistics tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Quy định pháp luật về nhập khẩu giày bảo hộ lao động

Theo quy định hiện hành, giày chống đâm thủng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa bình thường theo quy định.

Giày, ủng bảo hộ lao động thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Căn cứ Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018, khi nhập khẩu giày bảo hộ lao động doanh nghiệp cần kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan...  

2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu giày bảo hộ lao động

2.1 Mã HS giày bảo hộ lao động

Giày, ủng bảo hộ lao động có HS thuộc các phân nhóm sau: 

  • Phân nhóm 6401: Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép 

  • với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự. 

  • Phân nhóm 6402: Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic. 

  • Phân nhóm 6403: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc. 

  • Phân nhóm 6401: Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép 

  • với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự. 

2.2 Thuế nhập khẩu giày bảo hộ lao động

Khi nhập khẩu giày, ủng bảo hộ lao động, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT). 

  • Thuế VAT của giày, ủng bảo hộ lao động là 10%. 

  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của giày, ủng bảo hộ lao động hiện hành là 0% -30% tùy HS. 

Trong trường hợp giày, ủng bảo hộ lao động được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. 

3. Thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị. 

Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP: 

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng. 

  • Hợp đồng. 

  • Hóa đơn. 

  • Vận đơn. 

  • Chứng nhận chất lượng (CQ). 

  • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO). 

  • Test report. 

  • Packing list. 

  • Giấy chứng nhận hợp quy. 

  • Các chứng từ khác. 

3.2 Quy trình thủ tục nhập khẩu  

  • Doanh nghiệp nhập hàng về cảng; 

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, sau đó nộp cho cơ quan Hải quan để giải phóng hàng tại cảng; 

  • Doanh nghiệp nhận giấy thông báo kiểm tra chất lượng đạt + giấy CHỨNG NHẬN HỢP QUY thiết bị bảo hộ lao động để thông quan hàng. 

3.3 Quy trình cấp giấy chứng nhận chất lượng giày bảo hộ lao động

Bước 1: Đăng ký chứng nhận 

Tổ chức giám định sẻ nhận thông tin và trao đổi về đề nghị đăng ký chứng nhận hợp quy thiết bị bảo hộ lao động cho tổ chức. 

Bước 2: Tiến hành đánh giá chứng nhận sản phẩm 

Tại Việt Nam, phương thức 5 và phương thức 7 được sử dụng phổ biến nhất. Phương thức 5 được áp dụng cho sản phẩm/ hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước. Còn phương thức 7 được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất 

Đánh giá thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. 

Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ  thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa 

Phương thức này được áp dụng cho lô hàng thiết bị bảo hộ lao động nhập khẩu. Đánh giá sản phẩm điển hình trên cơ sở thử nghiệm mẫu. Có hiệu lực vô thời hạn và chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá.

Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận 

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng chỉ hợp quy cho doanh nghiệp nếu kết quả phù hợp với các quy chuẩn về sản phẩm đó. Giấy chứng nhận hợp quy sẽ giúp doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm một các dễ dàng đúng pháp luật.

Thời gian để đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy rơi vào khoảng 10-15 ngày chưa tính thời gian thử nghiệm. Có những sản phẩm thử nghiệm đòi hỏi thời gian lâu, phức tạp thì thời gian cấp giấy chứng nhận hợp quy tùy thuộc vào thời gian thử nghiệm.

Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận 

Sau khi nhận được giấy chứng nhận hợp quy bảo hộ lao động, doanh nghiệp cần phải thực hiện giám sát định kỳ hằng năm. Đối với sản phẩm được chứng nhận theo phương thức 5 giá trị giấy chứng chỉ có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp phép. Còn đối với phươngthức 7 chỉ có giá trị trên lô hàng nhập khẩu phục vụ với mục đích thông quan cho lô hàng đó. 

Đối với những đơn vị, cá nhân đã có kinh nghiệm sẽ quen với việc thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, đối với những đơn vị, cá nhân chưa làm bao giờ hoặc mới làm sẽ cảm thấy khó khăn, để không mất thời gian doanh nghiệp có thểtìm một đơn vị trung gian thay mình xử lý thủ tục thông quan hàng hóa. Quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, tận tâm và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.  Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất.  

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần  để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ với Real Logistics để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0936.386.352
Email: han@reallogistics.vn / hcm@reallogistics.vn
Địa chỉ: HN: 51 Quan Nhân, p. Nhân Chính, q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
HCM: Số 87 đường B4, p. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP HCM

Real Logistics cung cấp các dịch vụ :
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm.
- Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

► DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU

► DỊCH VỤ TƯ VẤN XUẤT NHẬP KHẨU

► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY NỘI BÀI

► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁT LÁI

► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG

Tin tức

Gián đoạn Biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển Á-Âu tăng 400%
Thủ Tục Xuất Khẩu Mây Tre Đan
Thủ Tục Nhập Khẩu Bánh Kẹo
Bơ, chanh leo sắp được ký Nghị định thư với thị trường Trung Quốc
Đề xuất sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định AKFTA
FacebookYoutubeTwitter Skype chat Zalo chat