Logo
Chia sẻ kinh nghiệm XNK
14.12.2021

THỦ TỤC XUẤT KHẨU BÌNH ẮC QUY 

Ắc Quy là một thiết bị điện dùng để lưu trữ, sản sinh ra nguồn điện thứ cấp hay được hiểu đơn giản là thiết bị cung cấp điện cho thiết bị khác.

Nhờ tính tiện lợi của nó mà hiện nay, bình ắc quy được sử dụng vô cùng phổ biến, điển hình như đây là bộ phận quan trọng trong các phương

tiện giao thông, các thiết bị lưu trữ và phát điện,…

Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài

viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp về thủ tục xuất khẩu bình ắc quy.

1. Quy định pháp luật. 

Theo quy định hiện hành, Ắc quy không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục

xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

2.            Mã HS & thuế suất.

1.            Mã HS.

Bình ắc quy có mã HS thuộc: 

Chuơng 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình,

bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên.

•             8507- Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).

          850710 - Bằng axit - chì, loại dùng để khởi động động cơ piston.

2.            Thuế suất.

Các loại thuế khi xuất khẩu Ắc quy.

•             Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu là 0%

•             Thuế xuất khẩu: Ắc quy không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.

3.            Thủ tục nhập khẩu.

1.            Shipping mark khi xuất khẩu Ắc quy.

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán

shipping mark trên các kiện hàng.

2.            Chứng nhận xuất xứ Ắc quy.

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều

trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định

thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người

mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.

Thông thường, việc xuất khẩu một lô hàng gồm các giai đoạn: 

•             Trước khi ký hợp đồng,

•             Ký hợp đồng, 

•             Thanh toán, 

•             Giao hàng, 

•             Thông quan, nhận hàng 

•             Sau khi thông quan. 

3.            Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu

Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hànghóa xuất khẩu quốc

tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh.Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để

đưa ra quyết định phù hợp nhất.

4.            Kết luận.

Đối với những đơn vị, cá nhân đã có kinh nghiệm sẽ quen với việc thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, đối với những đơn vị, cá nhân chưa làm bao

giờ hoặc mới làm sẽ cảm thấy khó khăn, để không mất thời gian doanh nghiệp có thể tìm một đơn vị trung gian thay mình xử lý thủ tục thông quan

hàng hóa. Quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, tận

tâm và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi

phí hợp lý nhất. 

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu bình ắc quy.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Thông tin liên hệ: 

Hotline: 0936.386.352

Email: han@reallogistics.net

 

 

Tin tức

Gián đoạn Biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển Á-Âu tăng 400%
Thủ Tục Xuất Khẩu Mây Tre Đan
Thủ Tục Nhập Khẩu Bánh Kẹo
Bơ, chanh leo sắp được ký Nghị định thư với thị trường Trung Quốc
Đề xuất sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định AKFTA
FacebookYoutubeTwitter Skype chat Zalo chat