Logo
Chia sẻ kinh nghiệm XNK
19.07.2023

Thủ Tục Xuất Khẩu Mì Ăn Liền

Mì ăn liền là một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam và được gìn giữ nhiều năm cho tới tận ngày hôm nay. Và xuất khẩu là một trong những phương pháp giúp món ăn này được biết đến rộng rãi hơn. Mì ăn liền hiện này đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.

Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu mì ăn liền.

Nội dung bài viết:
 1. Mã HS mì ăn liền
 2. Hồ sơ hải quan xuất khẩu mì ăn liền
 3. Lưu ý khi xuất khẩu mì ăn liền
    3.1 Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu mì ăn liền
    3.2 Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu mì ăn liền
    3.3 Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
    3.4 Kết quả kiểm nghiệm thành phần sản phẩm và Bản tự công bố
    3.5 Giấy phép lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) khi xuất khẩu mì ăn liền
    3.6 Lưu ý khi xuất khẩu mì ăn liền sang EU
 4. Quy định về nhãn mác hàng hóa khi xuất khẩu phẩm mì ăn liền

 

1. Mã HS mì ăn liền

Mì ăn liền có mã HS thuộc nhóm 1920: Sản phẩm từ bột nhào (pasta), đã hoặc chưa làm chín hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hoặc chế biến cách khác, như spaghetti, macaroni, mì sợi (noodle), mì dẹt (lasagne), gnocchi, ravioli, cannelloni; couscous, đã hoặc chưa chế biến. Cụ thể:

  • 190230    - Sản phẩm từ bột nhào khác:

  • 19023020    - - Mì, bún làm từ gạo (kể cả bee hoon)

  • 19023030    - - Miến 

  • 19023040    - - Mì ăn liền khác

  • 19023090    - - Loại khác

Mì ăn liền hiện này đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới
Mì ăn liền hiện này đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.

2. Hồ sơ hải quan xuất khẩu mì ăn liền

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu mì ăn liền gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan

  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)

  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa

  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)

  • Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)

  • Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm mì, phở ăn liền

  • Bản tự công bố sản phẩm mì, phở ăn liền

  • Certificate of Free Sales (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)

  • Các chứng từ liên quan khác,...

Thủ Tục Xuất Khẩu Mì Ăn Liền
Thủ Tục Xuất Khẩu Mì Ăn Liền

3. Lưu ý khi xuất khẩu mì ăn liền

3.1 Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu mì ăn liền

Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi. 

Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,...

- Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu mì ăn liền gồm:

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan

  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất

  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)

3.2 Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu mì ăn liền

Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng mì ăn liền, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng mì ăn liền xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.

- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu mì ăn liền gồm có:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)

  • Danh sách đóng gói (Packing List)

  • Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)

  • Mẫu của lô hàng mì ăn liền xuất khẩu

- Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.

Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.

Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.

Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.

3.3 Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Luật An toàn Lao động số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010, hiệu lực ngày 01/07/2011, đối với giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bản diễn giải về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất mì, phở ăn liền

  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế khu vực sản xuất

  • Quy trình sản xuất của sản phẩm và quy trình bảo quản

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện lao động về sức khỏe của chủ cơ sở hoặc người chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm

  • Giấy chứng nhận đã được tập huấn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở hoặc người chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm

Thời gian sử dụng cho giấy phép này là 3 năm. Sau 3 năm, doanh nghiệp cần xin cấp lại với thủ tục và chứng từ tương tự

3.4 Kết quả kiểm nghiệm thành phần sản phẩm và Bản tự công bố

Về đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm và tự công bố, doanh nghiệp cần chuẩn bị mẫu và bản tự công bố, sau đó nộp cho các cơ quan được cấp phép bởi Bộ Y tế cho phép kiểm nghiệm sản phẩm theo QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm và giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm.

Các công ty được cấp phép như: Sắc ký Hải Đăng, Vinacontrol, Quatest 3,… thời gian test mẫu là 7 – 10 ngày, nếu đạt sẽ được cấp chứng thư kiểm nghiệm.

Sau đó sẽ nộp bản tự công bố của doanh nghiệp kèm chứng thư kiểm nghiệm cho Ban Quản lý an toàn thực phẩm, sau 3 – 5 ngày là hoàn tất.

3.5 Giấy phép lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) khi xuất khẩu mì ăn liền

Đối với thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do, sau khi có được các chứng từ như:

  • Giấy phép kinh doanh

  • Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Kết quả kiểm nghiệm

  • Bản tự công bố sản phẩm

Doanh nghiệp nộp toàn bộ chứng từ trên tại Bộ Công Thương, trong thời gian từ 5 – 7 ngày (tính từ ngày bộ hồ sơ hợp lệ), doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy lưu hành tự do.

3.6 Lưu ý khi xuất khẩu mì ăn liền sang EU

Ngày 13/6, Bộ Công Thương có văn bản số 3648/BCT-KHCN gửi các doanh nghiệp xuất khẩu mì sang EU về việc quy định mới của EU về an toàn thực phẩm.

Với nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương và doanh nghiệp xuất khẩu các loại mì, bún, miến, phở dạng khô có gia vị (sau đây viết tắt là mỳ ăn liền) sang EU trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, ngày 7/6/2023, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2023/1110 ký ngày 6/6/2023 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.

Theo đó, EU đã chính thức đưa mì ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại Biên giới là 20%.

Theo Quy định 2023/1110, kể từ ngày 27/6/2023, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Tuy nhiên, việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền.

Nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU vi phạm quy định an toàn thực phẩm, thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó đưa quay lại phụ lục II và quá trình thuyết phục EU đưa lại phụ lục I là khó khăn hơn rất nhiều.

Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu mì ăn liền sang EU tiếp tục duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền như trong thời gian qua, nên các đơn vị cần nâng cao nhận thức và năng lực trong việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát tốt từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm trong quy trình sản xuất mì ăn liền.

4. Quy định về nhãn mác hàng hóa khi xuất khẩu phẩm mì ăn liền

Nội dung được quy định trên nhãn mác của mì ăn liền khi xuất khẩu bao gồm:

  • Tên hàng hóa

  • Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

  • Tên nhà xuất khẩu ( shipper)

  • Tên nhà nhập khẩu ( consignee)

  • Xuất xứ hàng hóa

Các nội dung khác theo tính chất của hàng hóa được quy định tại phụ lục i của nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Dịch Vụ Xuất Khẩu Mì Ăn Liền Của Real Logisitcs
Dịch Vụ Xuất Khẩu Mì Ăn Liền Của Real Logisitcs

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu mì ăn liền. Bên cạnh đó, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm với từng lô hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ với Real Logistics để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0936.386.352
Email: han@reallogistics.vn / hcm@reallogistics.vn
Địa chỉ: HN: 51 Quan Nhân, p. Nhân Chính, q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
HCM: Số 87 đường B4, p. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP HCM

Real Logistics cung cấp các dịch vụ :
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm.
- Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới

 DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU

 DỊCH VỤ TƯ VẤN XUẤT NHẬP KHẨU

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY NỘI BÀI

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁT LÁI

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁI MÉP

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG

Tin tức

Gián đoạn Biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển Á-Âu tăng 400%
Thủ Tục Xuất Khẩu Mây Tre Đan
Thủ Tục Nhập Khẩu Bánh Kẹo
Bơ, chanh leo sắp được ký Nghị định thư với thị trường Trung Quốc
Đề xuất sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định AKFTA
FacebookYoutubeTwitter Skype chat Zalo chat