Logo
Chia sẻ kinh nghiệm XNK
28.07.2023

Thủ Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Đông Lạnh

Thuỷ sản đông lạnh luôn là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo đó, có rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước đã liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm thủ tục xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh cho mình. Thống kê cho thấy các mặt hàng được doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu nhiều nhất là:

Tôm: Nhờ chất lượng và ổn định, nên tôm tươi trở thành mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất ngành hàng. Trong đó, tôm thẻ và tôm sú được xuất đi phần nhiều đến Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Anh và Úc,

Mực và bạch tuộc: Các quốc gia nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam nhiều nhất là Nhật, Hàn, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Ý, Hà Lan và Australia,…

Các loại cá: Nổi bật nhất là cá tra và cá ngừ rất được ưa chuộng tại thị trường EU, Philippines và Indonesia. Sản lượng xuất khẩu của hai loại cá này hằng năm có thể lên đến hàng chục triệu tấn.

Thủ Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Đông Lạnh
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta

Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh.

1. Chính sách xuất khẩu thủy sản đông lạnh

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xuất khẩu không phải xin phép:

  • Các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục thủy sản cấm xuất khẩu được quy định rõ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của CITES Việt Nam.

  • Các loài thủy sản có tên nằm trong danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư này nếu như đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, đơn vị thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.

  • Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hàng hóa có tên trong danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch. Chính vì vậy, thủy sản đông lạnh xuất khẩu phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.

2. Mã HS hàng thủy sản đông lạnh

Thủy sản đông lạnh có mã HS thuộc Chương 03 - Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống. Dưới đây là mã HS của một số loại thủy sản đông lạnh:

  • Nhóm 0303 - Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.

  • Nhóm 0304 - Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.

  • Nhóm 0306 - Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,...

  • Nhóm 0307 - Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,...

  • Nhóm 0308 - Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,...

3. Hồ sơ hải quan xuất khẩu thủy sản đông lạnh

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thủy sản đông lạnh gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan

  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)

  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa

  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)

  • Các chứng từ liên quan khác,...

Thủ Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Đông Lạnh
Thủ Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Đông Lạnh

3. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh

3.1 Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu thủy sản đông lạnh

Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,...

- Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu gốm sứ gồm:

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan

  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất

  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua...)

3.2 Kiểm tra mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Loại thủy sản không có tên trong danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).

Loại thủy sản có tên trong danh mục thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư,  nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).

3.2 Đăng ký kiểm dịch động vật khi làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh

Khi xuất khẩu thủy sản đông lạnh hay tươi sống đều cần phải có chứng nhận kiểm dịch Health Certificate (HC). Cách đăng ký kiểm dịch như sau:

Chuẩn bị hồ sơ:

* Thủy sản đông lạnh:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch.

  • Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có).

  • Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).

* Thủy sản tươi sống:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch.

  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu.

  • Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam với thủy sản/sản phẩm thủy sản thuộc  danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Việt Nam hoặc tại Phụ lục của CITES.

  • Yêu cầu về chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).

  • Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).

  • Tài liệu khác như giấy chứng nhận vùng, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy sản (nếu có),…

Cơ quan nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Cục Thú y. Các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,…

Nhận hồ sơ và trả kết quả: Các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Nếu hồ sơ còn thiếu, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu.

3.4 Lưu ý khi vận chuyển hàng thủy sản đông lạnh

Nhiệt độ: Mỗi thiết bị làm lạnh đều có rải nhiệt độ khác nhau. Do đó, khách hàng cần cung cấp nhiệt độ yêu cầu chính xác để chúng tôi có thể set up nhiệt độ phù hợp, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa;

Độ thông gió: Đảm bảo không khí trong thiết bị làm lạnh được lưu thông tốt nhất. Qua đó loại bỏ những mùi khó chịu từ hàng hóa, điều hòa độ ẩm, ngăn ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hàng hóa và thiết bị làm lạnh;

Tuân thủ kỹ thuật và tư vấn của đội ngũ chuyên viên Công ty để đảm bảo thiết bị làm lạnh có thể hoạt động tốt và hiệu quả nhất.

Dịch Vụ Xuất Khẩu Thủy Sản Đông Lạnh
Dịch Vụ Xuất Khẩu Thủy Sản Đông Lạnh

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh. Bên cạnh đó, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm với từng lô hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ với Real Logistics để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0936.386.352
Email: han@reallogistics.vn / hcm@reallogistics.vn
Địa chỉ: HN: 51 Quan Nhân, p. Nhân Chính, q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
HCM: Số 87 đường B4, p. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP HCM

Real Logistics cung cấp các dịch vụ :
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm.
- Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới

 DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU

 DỊCH VỤ TƯ VẤN XUẤT NHẬP KHẨU

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY NỘI BÀI

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁT LÁI

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁI MÉP

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG

Tin tức

Gián đoạn Biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển Á-Âu tăng 400%
Thủ Tục Xuất Khẩu Mây Tre Đan
Thủ Tục Nhập Khẩu Bánh Kẹo
Bơ, chanh leo sắp được ký Nghị định thư với thị trường Trung Quốc
Đề xuất sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định AKFTA
FacebookYoutubeTwitter Skype chat Zalo chat