Logo
Tin tức
01.08.2023

TÌM ĐẦU RA CHO NGÀNH ĐỒ GỖ, DỆT MAY VÀ DA GIẦY

Trong 7 tháng đầu năm 2023, đơn hàng xuất khẩu của các ngành hàng chủ lực dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm gỗ giảm mạnh lần lượt là 18,9 tỷ USD (giảm 15,1%), 11,7 tỷ USD (giảm 17,1%) và 7,2 tỷ USD (giảm 26,2%) so với cùng kỳ năm trước.

Ngành hàng chủ lực sụt giảm

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 7/2023, ngày 31/7.

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 194,73 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 27,53 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 7/2023 ước tính xuất siêu 2,15 tỷ USD.

Hiện nay, nhiều ngành hàng gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, trong đó, những ngành hàng như dệt may, da giày, gỗ, máy móc, điện thoại và linh kiện… với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU... có mức sụt giảm nhiều nhất.

Nói về tình trạng ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết “chưa khi nào khó khăn như vậy”. Theo ông Cẩm, ngành dệt may là một trong những ngành phát triển khá nóng trong thời gian qua. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 4 năm ngoái cho đến nay, ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn.

“Chúng ta đang đứng trong môi trường biến động khó lường. Hiện 85% năng lực sản xuất của dệt may Việt Nam dành cho xuất khẩu vì vậy ngành rất cần thông tin thị trường để ứng phó kịp thời, hiệu quả”, ông Trương Văn Cẩm cho hay.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, dù đang đối diện thách thức lớn nhưng không nên quá bi quan bởi đây chỉ là nhất thời. Để lấy lại tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng, trong đó có sản phẩm gỗ cần sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, thương vụ tiếp thị sản phẩm gỗ của Việt Nam tìm kiếm thị trường, truyền tải thông điệp Việt Nam thực hiện mạnh mẽ cam kết cung cấp sản phẩm gỗ hợp pháp; chuẩn bị thực hiện nghiêm chỉnh quy định của EU.

Bám sát diễn biến thị trường

Thông tin về thị trường, ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, da giày Việt Nam ngày càng chiếm vị trí lớn tại EU. Năm 2016 Việt Nam xuất khẩu 3,3 tỷ USD sang EU, năm 2022 tăng lên 5,9 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường này tăng cao. Tuy nhiên, xuất khẩu da giày của Việt Nam đang phụ thuộc vào một số nhãn hàng chính tại EU.

Với ngành hàng dệt may, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu liên tục tang. Việt Nam hiện đứng thứ 4 về thị phần dệt may tại EU sau Trung Quốc, Băngladesh, Thổ Nhỹ Kỳ. Tương tự như da giày, dệt may Việt Nam có nhiều ưu đãi về thuế do vậy có nhiều tiềm năng mở rộng xuất khẩu sang thị trường này. Đồ gỗ, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu 57 triệu USD sang EU Dù được hưởng nhiều ưu đãi tuy nhiên EU có yêu cầu cao và chặt chẽ liên quan đến môi trường cũng là thách thức cho doanh nghiệp ngành gỗ tăng xuất khẩu sang thị trường này.

Theo ông Trần Ngọc Quân, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giúp các ngành hàng dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam tăng xuất khẩu vào EU. Để tận dụng được các ưu thế này, đáp ứng quy tắc xuất xứ là rất quan trọng. Mặt khác, EU đang chuyển mạnh sang kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp trong nước cần chuyển đổi bởi khi các quy định đi vào thực thi sẽ ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu của doanh nghiệp.

Ông Đỗ Mạnh Quyền, Trưởng Chi nhánh Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston, Hoa Kỳ khuyến nghị doanh nghiệp ngành hàng ngoài tìm kênh phân phối lớn, cần tìm đến các thị trường ngách để xuất khẩu bởi các nhà phân phối lớn có trở ngại là khi họ giảm các nhu cầu sẽ ngắt kết nối điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị đứt gãy. Đồng thời, các hoạt động xúc tiến thương mại nên tìm đến các doanh nghiệp, người địa phương để ký kết hợp đồng tư vấn để có được cơ hội giải quyết hàng tồn kho, hàng lẻ.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức, tận dụng được những cơ hội hiếm hoi, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, đánh giá chính sách nước sở tại, từ đó kịp thời tham mưu cho Bộ về chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương; đưa ra khuyến cáo giúp các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, địa phương xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp; tiếp nhận các ý kiến đề xuất của hiệp hội doanh nghiệp, địa phương để có kế hoạch hỗ trợ hiệp hội, địa phương trong công tác phát triển thị trường.

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo các tài liệu của Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại tháng 7/2023.

Nguồn: Logistics Việt Nam

Tin tức

Gián đoạn Biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển Á-Âu tăng 400%
Thủ Tục Xuất Khẩu Mây Tre Đan
Thủ Tục Nhập Khẩu Bánh Kẹo
Bơ, chanh leo sắp được ký Nghị định thư với thị trường Trung Quốc
Đề xuất sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định AKFTA
FacebookYoutubeTwitter Skype chat Zalo chat