Các điều kiện TMQT - Incoterms
Hoạt động giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu có từ rất lâu trên thế giới, từ sơ khai cho đến hiện đại thì hoạt động này diễn ra liên tục bất chấp mọi thay đổi và khác biệt về địa lý, ngôn ngữ, thể chế chính trị,... Do có một lịch sử hình thành và thay đổi liên tục, dựa trên thói quen kinh doanh của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau dẫn đến dần dần sinh ra thứ gọi là tập quán kinh doanh xuất nhập khẩu, trong tập quán này sẽ quy định các phương thức trao đổi hàng hóa, các điểm giao nhận hàng hóa kèm theo việc phân chia rủi ro trong quá trình trao đổi này. Điều này giúp cho việc giao thương hàng hóa ngày càng thuận lợi, vượt qua rào cản lớn nhất của ngoại thương là ngôn ngữ.
Cùng Real Logistics tìm hiểu những điều cơ bản của Incoterms nhé.
Incoterms là gì?
- Incoterms là viết tắt của International Commercial Terms : Các điều kiện thương mại quốc tế.
- Incoterms do Phòng thương mại Quốc tế phát hành (International Commercial Chamber – ICC)
Incoterms có từ bao giờ?
- ICC soạn thảo Incoterms từ 1936, sửa đổi thực hiện vào các năm : 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và Incoterms 2010 là phiên bản phổ biến nhất, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Gần đây nhất, Incoterms 2020 đã được phát hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Mục đích của Incoterms là gì?
- Incoterms là bộ quy tắc quốc tế, để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương.
- Incoterms quy định trách nhiệm giữa người bán và người mua trong giao nhận hàng hóa, bao gồm :•Xác định địa điểm, tại điểm phân chi phí giữa người bán và người mua
- Xác định địa điểm, tại điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua
- ICC là một tổ chức phi chính phủ phát hành, do đo Incoterms không có tính pháp lý bắt buộc, nó tùy ý theo các đặc điểm sau :
- Tất cả các phiên bản Incoterms từ 1936 đến nay vẫn còn hiệu lực
- Chỉ khi hợp đồng dẫn chiếu áp dụng Incoterms thì Incoterms mới có hiệu lực và chỉ hiệu lưc với hợp đồng đó
- Có thể thỏa thuận bổ sung các điều khoản khác ngay trong 1 điều khoản Incoterms cố định
- Tính pháp lý của Incoterms không cao hơn Pháp luật quốc gia trong ngoại thương.
- Nhóm E : Giao hàng tại kho của bên bán.
- Nhóm F : Giao hàng tại cảng xuất khẩu.
- Nhóm C : Giao hàng tại cảng nhập khẩu.
- Nhóm D : Giao hàng tại kho của bên mua
Tải về : Tài liệu hdsd Incoterms 2010
Tải về : Tài liệu hdsd Incoterms 2020
Thông tin liên hệ tư vấn các điều kiện TMQT Incoterms :
- Hotline : 0936386352
- Email : han@reallogistics.net