Quay lại

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP CỐT BÊ TÔNG

Bản Tin Real|Jan 17, 2022
Trong các công trình xây dựng, việc kết hợp hai loại vật liệu là Bê tông và Thép là một cộng tác chịu lực rất tốt, có thể kể đến ở đây là vật liệu thép cốt bê tông. Hiện nay thép cốt bê tông được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, là loại vật liệu khá thông dụng và phổ biến. Vậy cách làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Quy trình nhập khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp về thủ tục nhập khẩu thép cốt bê tông.

Trong các công trình xây dựng, việc kết hợp hai loại vật liệu là Bê tông và Thép là một cộng tác chịu lực rất tốt, có thể kể đến ở đây là vật liệu thép cốt bê tông. Hiện nay thép cốt bê tông được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, là loại vật liệu khá thông dụng và phổ biến.

Vậy cách làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Quy trình nhập khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp về thủ tục nhập khẩu thép cốt bê tông.

  1. Quy định pháp luật.

Doanh nghiệp tra cứu danh mục hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 và số 3115/QĐ-BHKCN ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ Khoa Học Công Nghệ xem loại thép của đơn vị nhập khẩu có thuộc diện phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa hay không.

  1. HS & thuế suất.
  1. Mã HS.

Mã Hs thép cốt bê tông thuộc chương 72: Sắt và thép

7213 - Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng. Loại khác:

721391 - Có đường kính mặt cắt ngang hình tròn dưới 14 mm:

72139120 - Thép cốt bê tông

 

 

  1. Thuế suất.

Khi nhập khẩu thép cốt bê tông về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế là:

  • Thuế VAT 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường 30%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi 20%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (tùy thị trường)

 

  1. Thủ tục nhập khẩu.
  1. Quy trình nhập khẩu.

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước

  1. Trình tự thực hiện:

Trước khi nhập khẩu thép các loại, các đối tượng được nhập khẩu thép phải lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng gửi Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố phải cấp đơn xác nhận đơn đăng ký kiểm tra chất lượng; trường hợp không xác nhận đơn phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do hoặc phản hồi qua hệ thống.

  1. Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố;

- Đối với các lô hàng về Cảng Hải Phòng: Theo thông báo số 01/TT-CCTĐC ngày 02 tháng 01 năm 2020 kể từ từ 06/01/2020 Các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng Thép của Sở khoa học công nghệ Thành phố Hải Phòng bắt buộc đăng ký mới và thực hiện trên Hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia

Địa chỉ truy cập mới: https://vnsw.gov.vn/

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu gồm có:

  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (4 bản)
  • Bản sao hợp đồng
  • Packing list
  • B/L
  • Invoice
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bản sao)
  • Chứng chủ chất lượng nước xuất khẩu (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ C/O
  • Chứng nhận lư hành tự do CFS (nếu có)
  • Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa
  • Kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức cá nhân hoặc kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức giảm định tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận hoặc được chỉ định theo quy định pháp luật
  • Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung quy định)
  1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố

Trước khi hàng về, sau khi có Vận đơn, Invoice, packing list, hợp đồng và Mill test, bạn đã có thể làm bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu.

Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ, bên Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho công ty. Bạn xuất trình giấy phép cho cơ quan hải quan là có thể nhập khẩu hàng hóa.

Bước 2: Làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục hải quan. Truyền tờ khai xong, bạn đem bộ hồ sơ xuống chi cục hai quan để làm thủ tục tiếp.

Bước 3: Kiểm định và chứng nhận hợp quy nộp kết quả cho Chi cục

Bạn có thể kéo hàng về kho riêng rồi liên hệ đơn vị giám định tại kho hoặc giám định tại địa điểm hàng về (Cảng đến)

Sau khi có kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định (sau 5-7 ngày), bạn nộp bản kết quả cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố để hoàn thiện lô hàng.

Bước 4: Mang mẫu đi thử nghiệm hợp quy

Bước 5: Nộp kết quả hợp quy cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

  1. Kết Luận

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu thép cốt bê tông.

Bên cạnh đó, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất xuất khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên luôn duy trì cao nhất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tận tâm với tinh thần phục vụ chuyên nghiệp, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.

 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0975 899 688

Email: han@reallogistics.net

 

 

Chia sẻ
Tin tức nổi bật

Nhận báo giá vận chuyển ngay hôm nay!

Mẫu báo giá
quotation image
Copyright © 2024 Real Logistics Co., Ltd. All Rights Reserved
Điều khoản & Chính sách
icon zalo
icon phone