Thủ Tục Nhập Khẩu Tinh Dầu
Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thực vật. Dựa vào công dụng của chúng, tinh dầu thường được chia làm 3 loại:
Tinh dầu dùng làm mỹ phẩm: là một loại tinh dầu được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm như mỹ phẩm da, mỹ phẩm tóc và mỹ phẩm cơ thể. Tinh dầu có thể giúp tăng cường độ ẩm, giảm nếp nhăn và cải thiện tình trạng da.
Tinh dầu dùng trong spa: là một loại tinh dầu được sử dụng trong các tiện nghi spa để tạo ra môi trường rửa tắm tự nhiên và giúp giảm stres. Tinh dầu có thể giúp tăng cường độ nồng độ chất chống oxy hóa trong nước và giúp da dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Tinh dầu dùng để làm thuốc: là một loại tinh dầu được sử dụng trong sản xuất các loại thuốc. Tinh dầu có thể được sử dụng làm cấu trúc của một số loại thuốc hoặc là một phần của các hợp chất hóa học được sử dụng trong thuốc. Một số tinh dầu còn được sử dụng trong thuốc để giúp cải thiện tác dụng của thuốc hoặc giảm tác động phụ của thuốc.
Vậy cách làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Tinh dầu có phải làm công bố không? Quy trình nhập khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục nhập khẩu tinh dầu.
1. Căn cứ pháp lý nhập khẩu tinh dầu
Việc nhập khẩu tinh dầu về Việt Nam được thực hiện theo Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y Tế về quản lý mỹ phẩm; Thông tư 06/2018/TT-BYT của Bộ Y Tế cấp ngày 06/04/2018 ban hành Danh mục thuốc, nguyên liệu mỹ phẩm xuất nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
2. Mã HS và thuế nhập khẩu tinh dầu
Tinh dầu có mã HS tham khảo thuộc nhóm nhóm 3301 Tinh dầu (đã hoặc chưa khử terpen), kể cả tinh dầu sáp và tinh dầu nguyên chất; chất tựa nhựa; nhựa dầu đã chiết; tinh dầu cô đặc trong chất béo, trong các loại dầu không bay hơi, trong các loại sáp hoặc các chất tương tự, thu được bằng phương pháp tách hương liệu hoặc ngâm tẩm; sản phẩm phụ terpen từ quá trình khử terpen các loại tinh dầu; nước cất tinh dầu và dung dịch nước của các loại tinh dầu
Cụ thể:
Mô tả | Mã HS | Thuế NK ưu đãi (%) | Thuế NK form E (%) | Thuế NK form D (%) |
Tinh dầu cam | 3301 12 00 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu quýt | 3301 13 00 | 5 | 0 | 0 |
Loại khác từ chi cam quýtVí dụ: chanh, bưởi … | 3301 19 00 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu bạc hà cay (Mantha piperita) | 3301 24 00 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu bạc hà khác | 3301 25 00 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu sả | 3301 29 10 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu sả | 3301 29 10 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu đàn hương | 3301 29 20 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu khác từ các loại quả | 3301 29 90 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu làm thuốc | 3301 90 10 | 5 | 0 | 0 |
Tinh dầu khác không nằm vào các loại trên | 3301 90 90 |
3. Thủ tục nhập khẩu tinh dầu
3.1 Thủ tục làm công bố sản phẩm
- Hồ sơ công bố được quy định chi tiết trong thông tư 06/2011/TT-BYT, bao gồm:
- Phiếu công bố sản phẩm: 02 bản (theo mẫu);
- Giấy Đăng ký kinh doanh: 04 bản sao công chứng;
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất: bản sao phải hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng lãnh sự;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) (phải được hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng lãnh sự) – (Lưu ý: phải có dòng chữ “is freely sold in...”);
- Giấy phân tích thành phần CA – Certificate of Analysis (thành phần phần trăm các chất trong mỹ phẩm);
- Mẫu sản phẩm: 01 mẫu;
>>>> Xem thêm: Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu
3.2 Thủ tục hải quan nhập khẩu tinh dầu
- Thủ tục hải quan nhập khẩu tinh dầu gồm những giấy tờ gì? Dưới đây là một số Hồ sơ hải quan nhập khẩu tinh dầu cơ bản gồm:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Hợp đồng, invoice, packing list (theo quy định hiện hành, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình invoice – Hóa đơn thương mại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để làm rõ, có thể xuất trình cả hợp đồng, packing list với cơ quan hải quan)
- Vận tải đơn
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục quản lý dược – Bộ y tế cấp số tiếp nhận và còn liệu lực
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc C/O điện tử trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt
>>>> Xem thêm: Dịch Vụ Nhập Khẩu Mỹ Phẩm
4. Lưu ý khi nhập khẩu tinh dầu
- Dán nhãn mác tinh dầu khi nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu tinh dầu. Bên cạnh đó, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm với từng lô hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Xin vui lòng liên hệ với Real Logistics để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0936.386.352
Email: han@reallogistics.vn / hcm@reallogistics.vn
Địa chỉ: HN: 51 Quan Nhân, p. Nhân Chính, q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
HCM: Số 87 đường B4, p. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP HCM
Real Logistics cung cấp các dịch vụ :
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm.
- Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới
► DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU
► DỊCH VỤ TƯ VẤN XUẤT NHẬP KHẨU
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY NỘI BÀI
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁT LÁI