Quay lại

Thủ tục và quy trình nhập khẩu đồ gia dụng bếp 2023

Bản Tin Real|Feb 6, 2023
Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp, mã HS đồ dùng nhà bếp, thuế nhập khẩu. Đồ dùng nhà bếp có rất nhiều loại như: Xoong nồi, chảo, giá treo, kệ gắn tủ bếp, kệ đựng lọ gia vị, dao, đũa, chén, bát, thớt, dụng cụ vắt chanh, khăn lau, bao tay đồ cọ rửa, thùng đựng gạo, tô, chậu, rổ rá.
TABLE OF CONTENTS
1. Đồ gia dụng nhà bếp là gì?
2. Các bước và thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp
2.1 Kiểm tra an toàn thực phẩm hay kiểm nghiệm thực tế sản phẩm về mức độ an toàn thực phẩm.
2.2 Tiến hành công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2.3 Kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Chứng từ khi nhập khẩu đồ gia dụng dùng cho nhà bếp về Việt Nam gồm:
4. Thuế nhập khẩu đồ gia dụng nhà bếp

Đồ gia dụng dùng cho nhà bếp là những thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Nếu bạn đang có ý định nhập khẩu đồ gia dụng dùng cho nhà bếp về kinh doanh mà chưa nắm được thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng này thì hãy tham khảo qua bài viết này nhé:

1. Đồ gia dụng nhà bếp là gì?

Đồ gia dụng, cụ thể là các vật dụng được sử dụng trong nhà bếp như dao, kéo, chảo, túi nilon, hộp đựng thực phẩm,…đều là hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 do Bộ Y tế quản lý. Bởi đây là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi dùng trong nhà bếp.

Tuy nhiên, với các loại đồ gia dụng chạy bằng điện như máy xay sinh tố, lò vi sóng, lò nướng,…lại không thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 do Bộ Y tế quản lý. Do đó, khi nhập khẩu loại hàng này sẽ có khác biệt. Trong bài viết này, Real Logistics sẽ đề cập chủ yếu đến đồ gia dụng thuộc nhóm 2 do Bộ Y tế quản lý.

Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng nhà bếp
Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng nhà bếp

2. Các bước và thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp

Đối với các sản phẩm đồ gia dụng thuộc hàng hóa nhóm 2, khi nhập khẩu, cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng gồm các bước chính:

2.1 Kiểm tra an toàn thực phẩm hay kiểm nghiệm thực tế sản phẩm về mức độ an toàn thực phẩm.

Trước khi thực hiện công bố phù hợp quy định ATTP, doanh nghiệp cần phải có kết quả kiểm nghiệm của đơn vị được công nhận hoặc được chỉ định như Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, Quatest…

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thường được tiến hành khi bạn nhập chính thức lô hàng, trong quá trình làm thủ tục Hải quan nhập khẩu thì bạn làm đơn xin mang hàng về bảo quản để lấy mẫu. Sau khi tiến hành xong, đơn vị kiểm nghiệm sẽ trả về “Phiếu kết quả kiểm nghiệm” về ATTP.

2.2 Tiến hành công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm ATTP, doanh nghiệp sẽ tiến hành tự công bố phù hợp với quy định ATTP.
Hồ sơ tự công bố:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm.

Trình tự tự công bố:

1. Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;

2. Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó. (Tham khảo điều 5, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)

Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng nhà bếp nhóm 2 BYT
Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng nhà bếp nhóm 2 BYT

2.3 Kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm.

Trừ hàng hóa nhập khẩu nằm trong Điều 13 của Nghị định 15, các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 về ATTP khi nhập khẩu về phải tiến hành thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đối với kiểm tra thông thường:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

  • Bản tự công bố sản phẩm;

  • Bản sao bộ hồ sơ nhập khẩu.

Trình tự tiến hành kiểm tra chất lượng thông thường:

1. Làm công văn xin mang giải phóng hàng về bảo quản khi làm thủ tục thông quan;
2. Tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm và tự công bố;
3. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
4. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu;
5. Nộp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
(Tìm hiểu chi tiết hơn về công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhóm 2 khi nhập khẩu, bạn có thể xem chi tiết tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về thi hành Luật An toàn thực phẩm)

Ngoài ra, khi nhập khẩu để chắc chắn đồ gia dụng nhập về thuộc nhóm hàng nào, bạn có thể đối chiếu mã HS. Theo đó, bạn có thể xem chi tiết tại Thông tư 05/2018/TT-BYT về ban hành danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ Y tế.

3. Chứng từ khi nhập khẩu đồ gia dụng dùng cho nhà bếp về Việt Nam gồm:

  • Hợp đồng thương mại (Contract)

  • Hóa đơn thương mại (Invoice)

  • Phiếu đóng gói (Packing List)

  • Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)

  • Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc

  • Giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm (Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc

  • Bản tự công bố và phiếu thông báo kết quả kiểm tra chất lượng nhà nước

  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).

Hồ sơ hải quan sau khi chuẩn bị xong, bạn tiến hành khai và nộp tờ khai hải quan, nhận kết quả phân luồng tờ khai. Với tờ khai hợp lệ (luồng xanh) hàng sẽ được thông quan sau khi người nhập khẩu nộp thuế theo quy định. Với tờ khai luồng vàng và luồng đỏ phải thực hiện bước kiểm tra tờ khai, hàng hóa theo hướng dẫn của cơ quan hải quan.

Chứng từ khi nhập khẩu đồ gia dụng dùng cho nhà bếp về Việt Nam
Chứng từ khi nhập khẩu đồ gia dụng dùng cho nhà bếp về Việt Nam

4. Thuế nhập khẩu đồ gia dụng nhà bếp

Người khai hải quan phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng. Tuỳ từng loại mặt hàng và giấy tờ ưu đãi giảm thuế sẽ có mức thuế khác nhau. Để biết được mặt hàng này thuế nhập khẩu là bao nhiêu bạn cần phải tra mã HS. Để biết thêm thông tin chi tiết về mã HS mặt hàng của bạn, hãy liên hệ với Real Logistics  để được nhân viên của chúng tôi tư vấn và tra mã HS phù hợp.

Tham khảo mã HS và thuế của đồ gia dụng nhà bếp tại: https://reallogistics.vn/bieu-thue-xuat-nhap-khau-nam-2023

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục nhập khẩu đồ dùng gia dụng nhà bếp mà Real Logistics muốn gửi đến quý khách. Nếu quý khách đang muốn tìm kiếm đơn vị nhập khẩu đồ gia dụng bếp và hàng hoá, làm thủ tục trọn gói với chi phí hợp lý hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn Chính Xác và Hoàn Toàn Miễn Phí.

Liên hệ ngay Real Logistics:
Hotline: 0936.386.352
Email: han@reallogistics.vn / hcm@reallogistics.vn

Chia sẻ
Tin tức nổi bật

Nhận báo giá vận chuyển ngay hôm nay!

Mẫu báo giá
quotation image
Copyright © 2024 Real Logistics Co., Ltd. All Rights Reserved
Điều khoản & Chính sách
icon zalo
icon phone