Thủ Tục Xuất Khẩu Ca Cao
Việt Nam là đất nước luôn được hậu thuẫn bởi khí hậu, thổ nhưỡng, gió, nước,.. phù hợp để trồng ra những hạt ca cao được xếp vào dàn ngon nhất thế giới. Nhưng trước kia thì thị trường Việt Nam vẫn chưa thật sự rộng mở, còn khá nhiều hạn chế. Vào những năm gần đây, do nhu cầu của người tiêu dùng trong nước lẫn ngoài quốc tế tăng cao nên thị trường cacao Việt Nam như tăng nhiệt trở lại, luôn sôi nổi.
Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu ca cao.
1. Mã HS ca cao
Ca cao có mã HS tham khảo thuộc Chương 18, gồm:
1801 Hạt ca cao, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang
18020000 - Vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác
18031000 - Chưa khử chất béo
18032000 - Đã khử một phần hoặc toàn bộ chất béo
2. Hồ sơ hải quan xuất khẩu ca cao
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu ca cao gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
Tờ khai hải quan
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
Certificate of Free Sales (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)
Các chứng từ liên quan khác,...
3. Lưu ý khi xuất khẩu ca cao
3.1 Về chất lượng khi xuất khẩu ca cao
Mỗi nước nhập khẩu sẽ có những yêu cầu khác nhau về chất lượng hạt ca cao. Căn cứ theo TCVN 7519 : 2005, lô hàng hạt ca cao phải đáp ứng một số yêu cầu chung về chất lượng như sau:
Không được có tạp chất lạ, hạt ca cao phải khô đều;
Không được có mùi khói, không có mùi hoặc có vị lạ;
Lô hàng ca cao xuất khẩu không được chứa côn trùng sống;
Ca cao phải đồng đều về kích cỡ hạt, không có các hạt dính đôi, dính ba;
Hạt ca cao phải được lên men hoàn toàn.
Quy định về bao gói hạt ca cao xuất khẩu: Bao bì đóng gói ca cao phải sạch, nguyên vẹn, chắc chắn và phải được khâu đúng cách. Nếu sử dụng bao bì và lớp lót phải đảm bảo được làm bằng vật liệu an toàn cho thực phẩm.
Quy định về ghi nhãn: Mỗi bao gói đựng hạt cacao phải được niêm phong chắc chắn. Trên bao bì hoặc dấu niêm phong ít nhất có các thông tin sau: Cấp loại, tên nhà sản xuất/nhà xuất khẩu và các giấy phép có liên quan, tên nước xuất xứ, khối lượng tịnh, chuyến hàng/lô hàng hoặc số hợp đồng,...
3.2 Giấy phép lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) khi xuất khẩu ca cao
Đối với thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do, sau khi có được các chứng từ như:
Giấy phép kinh doanh
Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả kiểm nghiệm
Bản tự công bố sản phẩm
Doanh nghiệp nộp toàn bộ chứng từ trên tại Bộ Công Thương, trong thời gian từ 5 – 7 ngày (tính từ ngày bộ hồ sơ hợp lệ), doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy lưu hành tự do.
3.3 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu ca cao
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,...
- Bộ hồ sơ để xin cấp C/O gồm:
Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)
3.4 Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu ca cao
Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng ca cao, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng ca cao xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật gồm có:
Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
Danh sách đóng gói (Packing List)
Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
Mẫu của lô hàng ca cao xuất khẩu
- Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:
Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.
Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.
Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.
Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.
3.5 Lưu ý khi vận chuyển ca cao xuất khẩu
Liên đoàn Thương mại Ca cao (FCC) đã công bố những hướng dẫn cập nhật về hướng dẫn vận chuyển hạt cacao vào năm 2013. Họ khuyến nghị sử dụng túi hút ẩm như một phương pháp kiểm soát độ ẩm. Cụ thể, họ khuyến nghị sử dụng chất hút ẩm có chứa ít nhất 65% canxi clorua. Do đó, FCC không còn khuyến nghị sử dụng silica gel cho việc vận chuyển ca cao.
Yêu cầu hấp thụ nước để vận chuyển hạt ca cao
FCC cũng thiết lập mức hấp thụ nước tối thiểu để vận chuyển hạt ca cao, tùy thuộc vào kích thước của container và khoảng cách di chuyển. Mức hơi nước hấp thụ tối thiểu cho container 20 feet là 20 lít và 40 lít cho container 40 feet. Đây là những yêu cầu đối với các chuyến hàng từ các quốc gia có xuất khẩu hạt ca cao đến châu Âu, trong khi các chuyến hàng đến châu Á đòi hỏi khả năng hấp thụ trên 40 lít đối với container 20 feet và 60 lít đối với container 40 feet.
Hướng dẫn về vị trí hút ẩm
Gói hút ẩm phải được đặt/treo đúng vị trí trong container để đảm bảo tình trạng của hạt ca cao là hoàn hảo khi đến nơi. Bạn nên treo các túi hút ẩm dọc theo thành container cũng như trần container. Đối với cacao đóng gói trong thùng carton, bạn nên bỏ thêm các gói bột hút ẩm loại 2g-5g.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu ca cao. Bên cạnh đó, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm với từng lô hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Xin vui lòng liên hệ với Real Logistics để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0936.386.352
Email: han@reallogistics.vn / hcm@reallogistics.vn
Địa chỉ: HN: 51 Quan Nhân, p. Nhân Chính, q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
HCM: Số 39 - 41 đường B4, p. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP HCM
Real Logistics cung cấp các dịch vụ :
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm.
- Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới
► DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU
► DỊCH VỤ TƯ VẤN XUẤT NHẬP KHẨU
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY NỘI BÀI
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁT LÁI