Quay lại

THỦ TỤC XUẤT KHẨU ĐỒ CHƠI TRẺ EM

Bản Tin Real|Nov 22, 2021
Đồ chơi trẻ em MADE IN VIETNAM ngày càng có chỗ đứng và tạo thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Đặc biệt là những sản phẩm đồ chơi thủ công, đồ chơi truyền thống Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài hàng năm với những con số cực kỳ ấn tượng.

Đồ chơi trẻ em MADE IN VIETNAM ngày càng có chỗ đứng và tạo thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Đặc biệt là những sản phẩm đồ chơi thủ công, đồ chơi truyền thống Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài hàng năm với những con số cực kỳ ấn tượng. 

Vậy thủ tục xuất khẩu mặt hàng liệu có đơn giản? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp về thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em. 

Quy định pháp luật.  

Theo quy định hiện hành, đồ chơi trẻ em không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định. 

Chính sách xuất khẩu. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu nói chung và thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em nói riêng như sau: 

“Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu 

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan. 

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. 

Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. 

Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.” 

      Bên cạnh đó, thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em thì bạn phải lưu ý đồ chơi trẻ em cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL như sau: 

Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng. 

 Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em – QCVN 3:2009/BKHCN. 

Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này. 

Đồ chơi trẻ em đáp ứng các điều kiện nêu trên được phép xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em thực hiện tại cơ quan hải quan. 

Top 10 cửa hàng đồ chơi trẻ em tại Buôn Ma Thuột 

Mã HS  

Đồ chơi trẻ em có mã HS thuộc 

Chương 95: Đồ chơi, dụng cụ dùng cho các trò chơi và thể thao; các bộ phận và phụ tùng của chúng 

9503 - Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh; xe của búp bê; búp bê; đồ chơi khác; mẫu thu nhỏ theo tỷ lệ (“scale”) và các mẫu đồ chơi giải trí tương tự, có hoặc không vận hành; các loại đồ chơi đố trí (puzzles). 

(bài viết này tập trung vào các mặt hàng thuộc nhóm 9503 kể trên – không áp dụng với máy đồ chơi đồ chơi điện tử như máy gắp thú, máy bắn cá…thuộc nhóm 9504 hoặc các bộ vận động đa năng ngoài trời thuộc nhóm 9506) 

Thủ tục xuất khẩu. 

     Lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu đồ chơi trẻ em, ngoài các thủ tục với hàng hóa thông thường, cần tiến hành đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất khẩu với Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thông báo với cơ quan hải quan số của Giấy đăng ký. 
Hồ sơ hải quan xuất khẩu đồ chơi trẻ em thông thường bao gồm: 
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) 
Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) 
Bill of lading (Vận đơn) 
Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) 
Các chứng từ khác (nếu có) 
Kết quả kiểm tra chất lượng 
 * Hàng hóa xuất khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: 
Tên hàng hóa; 
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; 
Xuất xứ hàng hóa; 
Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa 
        Ngoài quy định chung về nhãn mác như trên, pháp luật có quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn đồ chơi trẻ em bao gồm các nội dung: Thành phần, thông tin cảnh báo, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng; năm sản xuất. Ngoài ra trên nhãn của đồ chơi trẻ em còn phải thể hiện đầy đủ các cảnh báo và hướng dẫn sử dụng cho đồ chơi theo quy định nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng thuộc bộ TCVN 6238 (ISO 8124). 
Kết luận. 
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em. 
Bên cạnh đó, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất xuất khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên luôn duy trì cao nhất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tận tâm với tinh thần phục vụ chuyên nghiệp, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất. 
Thông tin liên hệ:  
Hotline: 0936 386 352  
Email: han@reallogistics.net 

Chia sẻ
Tin tức nổi bật

Nhận báo giá vận chuyển ngay hôm nay!

Mẫu báo giá
quotation image
Copyright © 2024 Real Logistics Co., Ltd. All Rights Reserved
Điều khoản & Chính sách
icon zalo
icon phone