HÀNH LANG KINH TẾ ẤN ĐỘ - TRUNG ĐÔNG-CHÂU ÂU (IMEC)
Các mối liên kết thương mại lịch sử giữa tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông và Âu-Á cho thấy khoảng cách xa không phải là rào cản đối với lợi ích chung.
Sự phân chia tiểu lục địa Ấn Độ năm 1947 đã làm đứt gãy các hành lang lịch sử của Ấn Độ với Trung Đông và Âu Á. Giờ đây, động lực chiến lược của New Delhi là tái thiết và khơi dậy những mối liên kết đó.
Sau khi thử nghiệm các chính sách của chủ nghĩa xã hội về tự cung tự cấp và thay thế nhập khẩu, chủ nghĩa thực dụng của cải cách kinh tế vào những năm 1990 đã buộc New Delhi phải tìm kiếm các mối liên kết để kết nối với phương Tây, đặc biệt là với các thị trường ở châu Âu. Tuy nhiên, những nỗ lực như vậy đã bị kìm hãm bởi ý muốn bất chợt của Pakistan do Islamabad thường xuyên từ chối yêu cầu của Ấn Độ để có được quyền tiếp cận địa lý vào Trung Đông và Á-Âu.
Để thoát khỏi trở ngại này, Ấn Độ đã tìm đến Iran với ý tưởng có thể sử dụng cảng Chabahar của Iran làm phương tiện để vào Afghanistan. Từ đó, Hành lang Vận tải Bắc-Nam Quốc tế (INSTC) có thể cho phép Ấn Độ tiếp cận Trung Á, Nga và châu Âu. Kế hoạch này có vẻ hoàn hảo về lý thuyết song mối quan hệ lạnh nhạt của Iran với Mỹ (đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ) đã làm suy yếu mong muốn của New Delhi trong việc lôi kéo Iran như một đường dẫn tới Á-Âu.
Hành lang đa phương thức IMEC cho phép New Delhi bỏ qua Islamabad và Tehran trong nỗ lực kết nối với Trung Đông và châu Âu. Thành công của Ấn Độ sẽ đến từ việc kết nối lại về mặt chiến lược với Bán đảo Arab. Việc tham gia một liên minh khu vực gồm các cường quốc cùng chí hướng nhằm mang lại sự ổn định và ngăn chặn Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự kết nối này, đồng thời có tác động lan tỏa tự nhiên trên mặt trận an ninh.
Cách New Delhi nhìn nhận về Bán đảo Arab cơ bản đã có sự thay đổi trong vài năm qua. Ấn Độ đang dần từ bỏ sự dè dặt truyền thống để lôi kéo bán đảo này vào các vấn đề chiến lược. Trong vài thập kỷ qua, mối quan hệ đối tác ngày càng tăng của Ấn Độ với Mỹ và giá trị ngày càng giảm của Washington đối với Islamabad đã làm thay đổi cục diện khu vực. Niềm tin lớn hơn giữa Ấn Độ và Mỹ đang giúp New Delhi rũ bỏ những ức chế lịch sử về can dự chiến lược với vùng Vịnh. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ của Ấn Độ với UAE và Saudi Arabia đã phát triển.
Hơn nữa, Ấn Độ cũng đánh giá cao việc trọng tâm ở Trung Đông đã thay đổi. Các nước vùng Vịnh đã tích lũy được nguồn dự trữ “đôla dầu mỏ” khổng lồ và đang tìm kiếm những con đường mới để “rót tiền”. Dự án IMEC với lộ trình xây dựng các tuyến đường sắt xuyên Arab khổng lồ trên khắp UAE, Saudi Arabia và Jordan. Hai đầu của Trung Đông sẽ được kết nối bằng các tuyến đường vận chuyển, nối Mumbai với Jebel Ali ở UAE và Haifa ở Israel với Piraeus ở Hy Lạp. Dự án cũng phù hợp với sự nhiệt tình của chính quyền Mỹ khi hợp tác với New Delhi ở Trung Đông đồng thời cũng phù hợp với quan điểm khu vực đã thay đổi của Washington.
Một yếu tố quan trọng trong cân bằng hải ngoại của Washington là thu hút sự tham gia của các đối thủ nặng ký và Ấn Độ rất phù hợp trong vấn đề này. Với sự kiềm chế mới của Washington trong khu vực, sự hiện diện ngày càng tăng của New Delhi sẽ có tác dụng tạo cân bằng ở Trung Đông. Ngoài ra, vai trò ngày càng mở rộng của Ấn Độ ở Trung Đông cũng mang lại cho các nước Arab một đối tác mới để đa dạng hóa chiến lược.
Nguồn: Logistics Việt Nam