Logo
Công cụ
15.03.2023

C/O Giáp Lưng Là Gì

C/O giáp lưng là gì? C/O giáp lưng là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong các quốc gia thuộc Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Bất cứ ai làm trong ngành xuất nhập khẩu đều cần phải biết C/O giáp lưng là gì. Đây là một loại chứng từ quan trọng để hàng hóa có thể thông quan và được phép lưu hành trên thị trường. Hơn nữa C/O giáp lưng còn ảnh hưởng đến số tiền thuế mà doanh nghiệp phải đóng hoặc được miễn giảm. Real Logistics sẽ giúp bạn đọc hiểu thế nào là C/O giáp lưng và các quy định xoay quanh C/O giáp lưng thông qua bài viết này nhé!

 
 

1. C/O giáp lưng là gì

C/O giáp lưng hay còn gọi là Back-To-Back Preferential Certificate of Origin (Movement Certificate hoặc Back-To-Back C/O) là một loại C/O được cấp bởi các cơ quan cấp trong nước Hiệp định thương mại tự do (FTA) trung gian nhằm tái xuất khẩu hàng hóa. C/O giáp lưng sẽ được cấp dựa trên C/O ưu đãi được cấp bởi nước xuất khẩu đầu tiên. Theo chức năng của C/O giáp lưng thì hàng hóa vận chuyển từ nước xuất khẩu ban đầu đến nước nhập khẩu qua một nước trung gian nhưng sẽ không mất đi xuất xứ của hàng hóa. (quy định tại Khoản 3, điều 1 Phụ lục VII Thông tư số 22/2016/TT-BCT).

Như vậy bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng C/O giáp lưng được cấp bởi một nước trung gian nơi hàng hóa được vận chuyển qua nước đó, dựa trên C/O ban đầu (do nước xuất khẩu đầu tiên cấp). Từ đó có thể thấy C/O giáp lưng chỉ xuất hiện khi có giao dịch của ít nhất 3 nước thành viên có trong hiệp định.

2. Ví Dụ Về C/O Giáp Lưng

Công ty nhập khẩu ở Việt Nam ký hợp đồng mua hàng với công ty Singapore chi tiết như sau: Hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc vận chuyển qua Singapore, hàng được vận chuyển từ Cảng Singapore về Việt Nam. Trường hợp này doanh nghiệp cung cấp C/O mẫu E giáp lưng hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Singapore phát hành thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

3. Phân biệt giữa C/O giáp lưng và C/O 3 bên

C/O giáp lưng và C/O 3 bên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu. Đặc biệt là đối với những người mới. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau của 2 loại C/O này:
Giống nhau:

  • Các giao dịch phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu sẽ có sự tham gia của ba bên  và đặt trụ sở tại 3 nước khác nhau.

  • Một công ty đặt trụ sở tại một nước thứ 3 sẽ là đơn vị phát hành hóa đơn thương mại.

  • Cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đặt trụ sở tại các nước tham gia trong cùng một hiệp định thương mại.

Khác nhau:

  • Đối với C/O giáp lưng thì hàng hóa phải được chuyển đến nước thứ 3 trung gian.

  • Đối với C/O 3 bên thì hàng hóa sẽ được chuyển thẳng từ nước sản xuất đến nước nhập khẩu. Ví dụ một công ty ở Singapore mua hàng hóa từ một đơn vị sản xuất tại Trung Quốc rồi sau đó lại cho một đơn vị nhập khẩu tại Việt Nam. Lúc này hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam.

4. Cách làm C/O

Bước 1: Shipper: nhà máy tại Trung Quốc, làm C/O form E cho Consignee: công ty thương mại tại Singapore
Bước 2: Shipper: công ty thương mại tại Singapore, làm C/O form E hoặc form D (tại ô số 13 trên C/O, đánh dấu vào “Back-to-back” hoặc “movement Certificate”) cho Consignee: công ty nhập khẩu tại Việt Nam.

5. Điều Kiện Xin Cấp C/O Giáp Lưng

Theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT Bộ Công thương, Tổ chức cấp C/O của Nước thành viên trung gian có thể cấp C/O giáp lưng nếu có đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng của Bên xuất khẩu, với điều kiện:

+ Bên đề nghị cấp C/O giáp lưng xuất trình bản gốc của C/O ban đầu còn hiệu lực. (Trong trường hợp không xuất trình được bản gốc C/O, Bên đề nghị cấp C/O giáp lưng phải xuất trình bản sao chứng thực của C/O đó.

+ C/O giáp lưng được cấp phải bao gồm một số thông tin như trên C/O gốc. Các ô trong C/O giáp lưng phải được điền đầy đủ. Giá FOB của Nước thành viên trung gian tại ô số 9 phải được ghi trong C/O giáp lưng.

+ Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, trị giá của từng phần xuất khẩu đó sẽ được ghi thay cho giá trị của cả lô hàng trên C/O ban đầu. Khi cấp C/O giáp lưng cho Bên xuất khẩu, Nước thành viên trung gian phải đảm bảo tổng số lượng tái xuất khẩu của các lô hàng xuất khẩu từng phần không vượt quá số lượng ghi trên C/O ban đầu nhập khẩu từ Nước thành viên đầu tiên.
Trong trường hợp không đầy đủ thông tin và/hoặc nghi ngờ có vi phạm, cơ quan Hải quan của Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng có thể yêu cầu xuất trình C/O ban đầu.

6. Thủ Tục Xin Cấp C/O

Bước 1: Thương nhân nếu chưa khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu tại Hệ thống quản lý & cấp chứng nhận xuất xứ điện tử – Bộ Công Thương. (Nếu thương nhân đã có thì bỏ qua bước này).
Bước 2: Đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại: ecosys.gov.vn, nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện hồ sơ đề nghị cấp C/O giáp lưng tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp C/O (theo mẫu 04 kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP).

  • Mẫu C/O tương ứng đã được khai đầy đủ và đóng sẵn dấu “Back to Back C/O”.

  • Bản C/O gốc hoặc bản sao đã được chứng thực của nước xuất khẩu đầu tiên cấp.

  • Bản sao B/L hoặc giấy tờ tương đương có đóng dấu “sao y bản chính”.

  • Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của hải quan có đóng dấu sao y bản chính.

Bước 3: Tổ chức cấp C/O sẽ xem xét hồ sơ đề nghị cấp C/O của thương nhân và trả về một trong những kết quả sau:

  • Hồ sơ hợp lệ, chấp nhận cấp C/O kèm thời gian cụ thể.

  • Thiếu chứng từ: đề nghị bổ sung.

  • Đề nghị kiểm tra chứng từ: giải trình hoặc sửa chữa nếu cần thiết

  • Từ chối cấp C/O.

Bước 4: Cán bộ thuộc tổ chức cấp C/O xác nhận và nhập dữ liệu vào hệ thống.
Bước 5: Tổ chức cấp C/O ký, đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.

  • Chứng Từ Giải Trình Và Chứng Minh Nguồn Gốc Xuất Xứ Việt Nam Của Hàng Hóa

  • Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu, thành phẩm.

  • Ðịnh mức hải quan (nếu có)

  • Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng (theo mẫu)

  • Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu

  • Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

  • Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

C/O Giáp Lưng Là Gì
C/O Giáp Lưng Là Gì

Trên đây là những thông tin mà Real Logistics muốn gửi đến bạn để trả lời cho câu hỏi C/O giáp lưng là gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu. Nếu có bất kì thắc mắc nào trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, hay liên hệ báo giá MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Hotline: 0936.386.352
Email: han@reallogistics.vn / hcm@reallogistics.vn
Địa chỉ: HN: 51 Quan Nhân, p. Nhân Chính, q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
HCM: Số 87 đường B4, p. An Lợi Đông, TP Thủ Đức

Real Logistics cung cấp các dịch vụ :
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm.
- Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU

 DỊCH VỤ TƯ VẤN XUẤT NHẬP KHẨU

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY NỘI BÀI

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁT LÁI

 DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG

Tin tức

Gián đoạn Biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển Á-Âu tăng 400%
Thủ Tục Xuất Khẩu Mây Tre Đan
Thủ Tục Nhập Khẩu Bánh Kẹo
Bơ, chanh leo sắp được ký Nghị định thư với thị trường Trung Quốc
Đề xuất sửa Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định AKFTA
FacebookYoutubeTwitter Skype chat Zalo chat